Hot News
Loading...

Thi sát hạch lái xe Bài 3: Dừng và khởi hành xe ngang dốc

 

Hình thi:
Image

Các bước thực hiện:

  1. Dừng xe để khoảng cách từ hình chiếu của xe xuống mặt đường đến vạch dừng (khoảng cách A) không quá 500mm

  2. Khởi hành lên dốc nhẹ nhàng, không bị tụt dốc, bảo đảm thời gian quy định

  3. Lái xe đến bài thi số 4

Yêu cầu đạt được:
  • Dừng xe cách vạch dừng quy định không quá 500 mm

  • Khởi hành xe êm dịu, không bị tụt dốc quá 500 mm

  • Xe qua vị trí dừng trong khoảng thời gian 30 giây.

  • Giữ tốc độ động cơ không quá 4.000 vòng/phút.

  • Lái xe theo quy tắc giao thông đường bộ

  • Tốc độ xe chạy không quá : 24km/h đối với hạng B, D;  20 km/h đối với hạng C, E.

Các lỗi bị trừ điểm:
  • Không dừng xe ở vạch quy định, bị truất quyền thi.

  • Dừng xe chưa đến vạch dừng quy định (A>500mm), bị trừ 5 điểm.

  • Dừng xe quá vạch dừng quy định, bị truất quyền thi.

  • Quá thời gian 30 giây kể từ khi dừng xe không khởi hành qua vị trí dừng, bị truất quyền thi.

  • Xe bị tụt dốc quá 50cm kể từ khi dừng xe, bị truất quyền thi.

  • Xử lý tình huống không hợp lý gây tai nạn, bị truất quyền thi.

  • Xe bị chết máy, mỗi lần bị trừ 5 điểm.

  • Để tốc độ động cơ quá 4.000 vòng/phút, mỗi lần bị trừ 5 điểm.

  • Lái xe quá tốc độ quy định, cứ 3 giây bị trừ 1 điểm.

  • Tổng thời gian thực hiện đến bài thi số 3 quá quy định, cứ 3 giây bị trừ 1 điểm.

Hướng dẫn:

Yêu cầu của bài này là xe không vượt quá vạch quy định (vượt sẽ bị loại ngay!), không bị tuột dốc quá 50 cm, phải vượt khỏi dốc trong khoảng thời gian 30 giây, không được tăng ga quá lớn (số vòng quay động cơ không quá 3 hoặc 4 nghìn vòng/phút). Chính vì nếu vượt quá vạch quy định là bị loại ngay nên nhiều người đành phải đỗ non khi chưa đến đúng vị trí, chấp nhận mất 5 điểm cho chắc ăn.
Sau khi qua bài 2, bạn nhả hết côn, phanh cho xe tự bò lên dốc. Về bản chất, bài này giống bài 2 ở chỗ dừng xe rồi lại đi tiếp. Nhưng vì xe đang ở trên dốc nên bạn không thể đỡ côn cho xe đi chậm lại vì nếu đỡ côn thì xe sẽ bị trôi ngược về chân dốc. Vì thế, chỉ có thể nhắm đúng vị trí cần đỗ (qua vạch đỏ trên ta-luy hoặc mặt đường) để đạp côn, phanh đúng lúc.
Nếu như ở bài 2, sau khi dừng xe, để đi tiếp bạn chỉ việc bỏ chân phanh ra rồi mới từ từ nhả côn. Nhưng ở bài 3 thì không thể làm như vậy vì xe đang trên dốc, bỏ phanh chân ra thì xe sẽ trôi. Do vậy cách xử lý ở bài 3 khác bài 2. Có hai cách:
- Cách 1: Là cách dạy chính thống trong trường. Sau khi xe đã dừng trên dốc, bạn kéo phanh tay với mục đích là thay phanh chân giữ xe tại điểm dừng. Khi đó, bạn có thể bỏ chân phanh ra và đặt vào chân ga mớm lên. Đồng thời chân trái nhả côn từ từ, đến khi thấy tay lái hoặc cần số rung lên (báo hiệu các lá côn đã bắt vào nhau) thì nhả nhẹ phanh tay, nghe ngóng nếu thấy xe không trượt thì thả nốt phanh tay, xe sẽ tự bò lên.
- Cách 2: Là cách các lái già thường làm trong thực tế, không dùng đến phanh tay. Sau khi xe dừng, bạn nhả côn từ từ, đến khi thấy tay lái hoặc cần số rung lên thì nhả nhẹ phanh chân, nghe ngóng. Nếu cảm thấy xe trôi thì đạp phanh vào, làm lại. Nếu thấy xe không trượt thì thả cho hết phanh chân, xe sẽ tự bò lên. Nếu nhả hết phanh chân mà xe vẫn đứng yên thì tiếp vào chân ga một chút, đồng thời hơi nhả côn ra thêm. Khi xe đã đi thì giữ nguyên vị trí chân côn và ga cho đến khi xe qua khỏi đỉnh dốc. Nhiều người mới học lại thấy cách làm này dễ hơn cách 1, vì không cần dùng đến phanh tay mà chỉ tập trung vào hai chân điều chỉnh côn, phanh (thực tế khi hạ phanh tay, những người chưa quen có thể bị choạng tay lái hoặc ấn mạnh vào bàn đạp ga làm rú ga).

Mời các bạn theo dõi tiếp bài 4.
Share on Google Plus

About Chinhnd

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét :

Post a Comment


♦ Mời bạn gửi Nhận xét của mình. Bạn có thể nhận xét bằng cách chọnComment asTên/URL hay Ẩn danh. Tuy nhiên bạn nên chọn Tên/URL với URL có thể để trống. Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

♦ Bấm vào Đăng ký qua email [Subscribe by email] để đăng ký theo dõi nhận xét của bài này.

♦ Các bạn tự chịu trách nhiệm với Nhận xét của mình. Nhận xét của bạn cho biết Bạn là ai? Là người như thế nào?.