Hot News
Loading...

Nhà văn Băng Sơn: 'Xấu hổ cho người Hà Nội'

Đa số có thói quen không can thiệp vào chuyện người khác, người ngay lại sợ kẻ gian, thấy người ta móc túi cũng kệ, thấy một hành động sai trái cũng không can thiệp, sợ va chạm, sợ trách nhiệm... Đó là cái kém của người Hà Nội', nhà văn Băng Sơn chia sẻ sau sự kiện phố hoa
bị tàn phá.

- Khi biết tin Hà Nội tổ chức Lễ hội phố hoa ông cảm thấy thế nào?

- Ngay từ khi các khâu chuẩn bị lễ hội bắt đầu, tôi đã bảo con trai chở xe đạp đi dọc phố hoa. Việc tổ chức quả rất công phu. Ý tưởng làm một phố hoa rất tốt. Tuy nhiên, làm cổng chào bằng quạt khô, chơi hoa cúc theo từng giỏ một nở lấm tấm như thế thì chưa phải là người Hà Nội. Đó là hoa của người Nam Bộ. Nếu đi vào các gia đình ở thủ đô, sẽ thấy Tết đến, họ chỉ chơi hoa đào, hoa mai và hoa hồng. Có lẽ cũng thông cảm vì tổ chức lễ hội hoa hơi sớm trong khi hoa Hà Nội chưa nở kịp.Tiểu cảnh phố cổ Bát Tràng cũng có người khen nhưng chê nhiều hơn, chê như là hàng mã và trông lụn vụn, không toát được hồn phố cổ. Riêng 2 con rồng được kết bằng hoa hồng môn công phu nhưng không có cái tư thế vận động...





Nhà văn Băng Sơn. Ảnh: Anh Thư.

- Cảm giác của ông khi phố hoa bị tàn phá tơi tả ngay sau khi khai hội?

- Tôi cảm thấy buồn và xấu hổ. Người Hà Nội làm xấu Hà Nội đi. Bao nhiêu năm hội hoa ở Đà Lạt, ở TP HCM mà không phải làm hàng rào vẫn giữ được cho đến ngày cuối cùng.Vậy mà ở đây có người rút cả cành lau, dẫm lên những bông hoa đẹp. Hoa không có lỗi mà người đi chơi có lỗi. Người Hà Nội cần phải rút kinh nghiệm.

- Ông đánh giá thế nào về ý thức người Hà Nội qua vụ việc này?

- Ngày xưa, nàng Kiều đi hội hoa xuân, chỉ vô tình làm gẫy cành mẫu đơn mà bị trói. Lúc ấy chàng nho sinh Từ Thức đi qua liền cởi áo đền cho người bán hoa. Người xưa cách đây hàng nghìn năm còn ý thức được như thế, chúng ta mang danh hiện đại, thế mà đi chơi hoa lại bẻ cành, phá hoa làm xấu tiếng cả dân thủ đô.

Hôm qua về tôi cứ ngẫm nghĩ mãi, tính cách hào hoa của người Hà Nội ở đâu, phong nhã văn minh ở đâu, thì thấy chất Hà Nội kém quá, thấy xấu hổ cho người Hà Nội. Tuy nhiên, tôi cho rằng nhữngngười đó chưa hẳn là "người Hà Nội". Những người ngắt cành, bẻ hoa chủ yếu là thanh niên.

Lớp thanh niên Hà Nội hiện giờ là ai, họ ứng xử như thế nào? Có nhiều người nhập cư về Hà Nội, họ mang tác phong của địa phương cũ, về đây, pha loãng "chất Hà Nội". Những hành động bẻ cành, phá hoa chỉ của một bộ phận nhỏ, nhưng tác động của nó thì rất lớn và để lại hậu quả, tiếng xấu cho người Hà Nội nói chung.

- Khi thấy có người ngắt cành bẻ hoa, nhiều người khác chứng kiến nhưng không tỏ thái độ bất bình hay ngăn cản. Ông nhận xét điều này thế nào?

- Đa số chúng ta có thói quen không can thiệp vào chuyện của người khác, người ngay lại sợ kẻ gian, thấy người ta móc túi cũng kệ, thấy một hành động sai trái cũng không can thiệp, sợ đánh nhau, sợ va chạm, sợ trả thù, sợ trách nhiệm... Đó cũng là cái kém của người Hà Nội.

Ngoài ra, hội hoa lần này cũng bộc lộ nhiều vấnđề. Ban tổ chức công phu nhưng chưa đến nơi đến chốn, người dân thì thiếu ý thức, không tôn trọng những lao động của người khác...




Người ta phải chăng những sợi dây thừng để tránh người đi chơi bẻ, rút hoa. Ảnh: Hoàng Hà.


- Có ý kiến cho rằng, sự pha trộn nhiều nền văn hóa đang làm phai nhạt những nét riêng của người Tràng An. Ông nghĩ sao về điều này?

- Thực tế đã xảy ra, nhưng chúng ta không thể mong chân núi Ba Vì thành phố Hàng Ngang, Hàng Đào được. Thành phố phát triển đã làm mất đi làng hoa Ngọc Hà, mất một vùng đào Nhật Tân và nhiều thứ khác nữa. Nếu tình hình quản lý thành phố lỏng lẻo như thế này, chúng ta chưa phát triển vùng xứ Đoài cũ thì đã làm mất đi nền văn hóa.

- Theo ông, cần phải làm gì để nâng cao ý thức người dân?

- Xây dựng văn hóa phi vật thể thì không thể là ngày một ngày hai mà phải có quá trình dài lâu. Bây giờ Hà Nội còn có người văn hóa hết lớp 2, vậy phải nâng tầm lên. Cái đó không thể làm nhanh chóng được. Trong thành phố cũng rất nhiều người nói ngọng, cái đó phải cũng cần có một quá trình. Cái tốt tiêm nhiễm vào con người ta phải 5 năm 10 năm, nhưng cái xấu chỉ cần một giờ, một phút. Rút kinh nghiệm từ việc này, tôi cho rằng, sang năm các nhà tổ chức vẫn sẽ tiếp tục tổ chức lễ hội hoa. Tuy nhiên đến lễ hội 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, các nhà chức trách, chính quyền phải chuẩn bị công phu và hợp lý hơn. Người Hà Nội cũng phải rút kinh nghiệm, nhất là lớp thanh niên mới lớn, di cư ở các nơi về, họ chưa ý thức được họ là người Hà Nội, phải là người có văn hóa.

Anh Thư (VNE) thực hiện


Share on Google Plus

About Chinhnd

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét :

Post a Comment


♦ Mời bạn gửi Nhận xét của mình. Bạn có thể nhận xét bằng cách chọnComment asTên/URL hay Ẩn danh. Tuy nhiên bạn nên chọn Tên/URL với URL có thể để trống. Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

♦ Bấm vào Đăng ký qua email [Subscribe by email] để đăng ký theo dõi nhận xét của bài này.

♦ Các bạn tự chịu trách nhiệm với Nhận xét của mình. Nhận xét của bạn cho biết Bạn là ai? Là người như thế nào?.