Hot News
Loading...

Hai câu chuyện trái ngược trên Biển Đông

Cũng là gặp bão, gặp nạn giữa biển khơi, nhưng ...

Bộ đội, ngư dân VN quên mình cứu  12 thuyền viên Trung Quốc giữa sóng dữ
(Pháp Luật TPHCM)

  • Phương tiện cứu nạn không tiếp cận được, những ngư dân đã xung phong bơi ra cùng bộ đội cứu người.

Tối 2-11, Bộ đội biên phòng TP Đà Nẵng nhận được tin báoTàu Lucky Dragon (Trung Quốc) chở 2.300 tấn sắt, có 12 thuyền viên trên hành trình từ Trung Quốc đi TP.HCM bị cháy buồng máy ở vùng biển Mũi Nghê. Tàu bị sóng biển đánh mạnh và đang bị chìm dần.

Dù đêm tối gió bão và sóng lớn, đơn vị đã triển khai 42 chiến sĩ, ba tàu cao tốc và hai xuồng cứu nạn, hai xe đặc chủng cùng trang thiết bị cứu sinh và quân y lên đường ngay. Đồng thời, báo cho Hải quân vùng 3 và Trung tâm Phối hợp và tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực 2 phối hợp xử lý.

Tuy nhiên, tất cả đều không thể tiếp cận được tàu bị nạn. Đến 23 giờ cùng ngày, tàu Lucky Dragon bị đánh trôi dạt vào vùng biển Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn. Rạng sáng 3-11, tàu bị gãy đôi giữa thân. Toàn bộ thuyền viên buộc phải nhảy xuống biển.

Từ mờ sáng, lực lượng biên phòng và hải quân đã sử dụng phao cứu sinh, bắn đạn phóng dây mồi, xuồng cứu nạn nhưng vẫn không thể tiếp cận được tàu.


Lực lượng cứu hộ nhanh chóng đưa những thuyền viên Trung Quốc vào bờ cấp cứu.

Trên bờ, hàng trăm người dân chứng kiến những hình ảnh hết sức cảm động. Lần lượt các chiến sĩ lao mình ra biển để cứu người trong sóng nước hung dữ. Nhưng các anh bị sóng biển đánh dạt vào bờ hết lượt này đến lượt khác.

Phương án nối bốn chiến sĩ thành một đội để ra khơi cứu người được triển khai. Các anh được buộc vào nhau bằng một dây thừng nối với những người trên bờ. Bốn người một lần lượt ôm nhau tạo thành thế vững chắc chống chọi với cuồng phong. Công việc cứu hộ trở nên cấp bách khi những thuyền viên trên tàu có dấu hiệu kiệt sức và bị sóng cuốn ra xa.


Thuyền viên Trung Quốc được Quân y cấp cứu ngay trên bờ biển và đưa về Bệnh xá Biên Phòng

Đứng trước cảnh xả thân của các chiến sĩ, nhiều ngư dân đến xem cũng xung phong lao ra biển, vật lộn cùng sóng dữ cùng bộ đội kéo các thuyền viên gặp nạn vào bờ.

Đến 11 giờ, lực lượng cứu nạn đã bắn dây mồi đến được những thuyền viên bị nạn. 12 người, trong đó có tám người Trung Quốc và bốn người Myanmar được cứu sống. Họ được cấp cứu khẩn trương trên bờ biển và sau đó được đưa về Bệnh xá biên phòng Đà Nẵng. Hiện sức khỏe 12 thuyền viên đã bước đầu bình phục.

Bộ đội Trung Quốc cướp của, đánh đập ngư dân Việt Nam tránh bão

Chiều 21-10, Bộ Ngoại giao đã ra công hàm phản đối việc lực lượng có vũ trang của Trung Quốc đối xử vô nhân đạo đối với ngư dân Việt Nam vào tránh bão ở quần đảo Hoàng Sa.

Cuối tháng 9-2009, 16 tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi vào tránh bão tại đây đã bị lực lượng vũ trang của Trung Quốc nổ súng không cho vào đảo, đánh đập, thu giữ tài sản, thiết bị.

Trả lời báo chí về thông tin này, người phát ngôn Bộ Ngoại giao, bà Nguyễn Phương Nga, nói: “Công hàm đã được trao cho cho đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam phản đối việc nhân viên vũ trang Trung Quốc có những hành động vô nhân đạo đối với ngư dân Việt Nam vào tránh bão tại đảo Phú Lâm (ngư dân Việt Nam thường gọi là đảo Trụ Cẩu), thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đang bị phía Trung Quốc chiếm giữ.

Trong công hàm, Bộ Ngoại giao đã yêu cầu phía Trung Quốc khẩn trương điều tra làm rõ vụ việc, xử lý nghiêm những nhân viên vũ trang có hành động đối xử thô bạo với ngư dân Việt Nam, trả lại tài sản và bồi thường thiệt hại cho ngư dân Việt Nam đồng thời có các biện pháp ngăn chặn không để những hành vi tương tự tái diễn”.

(Theo Pháp luật TP.HCM)

Sáng 30.9, biển đã bớt sóng gió, 17 chiếc ghe sửa soạn ra khơi. Bỗng dưng, trước cửa cảng xuất hiện một toán lính khoảng vài chục người, tay lăm lăm súng đạn nhảy xuống các ghe.

Lính ồ ạt nhảy lên ghe, cả chục nòng AK chĩa vào, mọi người chỉ còn biết quỳ xuống, giơ hai tay lên đầu. Đi cùng toán lính là một viên sĩ quan nên không ai bị đánh đập, nhưng đồ đạc bị thu gom một cách nhanh chóng: máy Ecom (liên lạc), máy đo nước, bốn cuộn dây lặn, định vị, khoảng một tạ cá. Hai chiếc thuyền thúng cũng bị tước mất. Ông nài nỉ xin lại máy định vị (để biết hướng đi về) nhưng kẻ lấy không cho. Xong việc, toán lính lại nhảy sang ghe khác.

Thấy các ghe trước lao xao chuyện lính lấy đồ, ông Lê Đủ liền giấu ngay máy móc xuống khoang máy, vừa kịp lúc toán lính khác nhảy lên. Hai lính đi trước, một cầm búa, một cầm dao chỉ mặt ông ý hỏi máy định vị và Ecom đâu? Ông lắc đầu, chiếc dây chuyền vàng trong cổ lòi ra, một tên lao vào vạch áo giật sợi dây đút ngay vào túi. Tên khác ra hiệu mọi người lột đồ trong túi, nguy ngập, ông Đủ lanh trí móc ra cái điện thoại xịn và số tiền còn để chúng không truy bạn ghe. Chưa yên, tên cầm búa bằm nát tám cuộn dây lặn, một số tên khuân luôn đồ ăn, thức uống xuống ca nô. Mọi thứ tạm ổn, lúc này hai tên trong toán quay lại hỏi máy móc, ông Đủ chỉ sang ghe bên cạnh nói hai ghe đi chung nên chỉ có một máy (đã bị thu). Thấy Hợp (con út ông Đủ, 15 tuổi) nhỏ bé nhất, hai lính vắt người thằng bé lên cửa và bắt đầu tra tấn. Hợp nhớ lại, giày đinh thi nhau đá vào hai mạng sườn, những cú tát nảy lửa. Đau đến ngất nhưng thằng bé nhất định không hé răng. Trước họng súng gí vào đầu, người cha bất lực nhìn con bị hành hạ. Đánh một lúc, không moi được gì, hai tên lính thả Hợp ra, sức vóc 15 tuổi chẳng thấm vào đâu với những đòn thù, thằng bé đổ gục, toán lính rút, người cha lao ra ôm đứa con, hai be sườn đỏ tấy, người mềm oặt.

Bạn ghe của ông Nguyễn Trọng Lưu đang kiểm tra lại khoang chiếc ghe, sau những ngày sóng gió trên biển

Số phận của cha con ông Lưu còn bi đát hơn, thấy lính chặn đường, ông cùng con trai tên Tâm, 19 tuổi, vội vàng nhét máy móc, điện thoại vào thùng gạo ở gầm ghe. Khi toán lính ập vào, thấy cục sạc pin điện thoại ở góc, tất cả lao vào tra tấn thuỷ thủ để tìm điện thoại. Cả hai cha con bị đánh nặng, đứa con chịu đòn không nổi, chỉ sau vài loạt đấm đá, Tâm khóc thét chạy vô lấy điện thoại từ hũ gạo ra. Nhưng, một tên lính đi theo, biết chỗ và moi ra hết đồ giấu, trận đòn tái diễn và nặng hơn đổ xuống đầu cha con ngư dân và bạn ghe vì tội “nói dối, không chịu khai”. Mắt phải Tâm đỏ rực, máu chảy ròng ròng, người cha vừa chịu đòn, nhìn đứa con trong nước mắt. Đánh xong, toán lính gom sạch đồ, cả hai chiếc radio cũng không thoát, trừ chiếc la bàn.

Cứ thế, hết chiếc này đến chiếc khác, mười bảy chiếc ghe cùng chung bi kịch, phần đông bị đánh, có người bị đánh đến ngất xỉu, máy móc, thức ăn bị cướp, thùng phuy chứa nước ngọt bị búa băm thủng, thúng bị chặt rách đít... Tính sơ, mỗi ghe mất hết đồ chừng 50 – 70 triệu đồng.

Định vị không còn, ông Thọ chọn hướng bằng la bàn, ghe theo đó mà đi, lênh đênh trên biển thêm hai ngày nữa, bến quê hiện ra. Không may mắn, ghe của ông Lưu đi lệch xuống mãi Quy Nhơn.

Ghe ông Đủ thiệt hại nhẹ nhất nên ông vẫn ra khơi thêm ít ngày nữa, chỉ khổ đứa con út quằn quại cả tuần trên ghe, Hợp bị sốt, khắp người ê ẩm vì đòn. Đến khi về nhà, đôi mắt đứa trẻ 15 tuổi còn ngơ ngác, khuôn mặt còn sưng mọng sau những ngày hãi hùng trên biển.

Ngồi quanh ngọn đèn dầu dưới nền nhà, đôi vai ông Lưu như càng thõng xuống khi kể lại những ngày đã qua. “Mình trú bão chứ có làm gì đâu mà họ đánh đập, cướp bóc tàn tệ”, ông nức nở. Mấy người bạn ghe ngồi cạnh đều lặng lẽ khóc, không một tiếng nấc mà nước mắt cứ chảy dài xuống chiếu. (theo SGTT)

 

Sưu tầm từ câu chuyện sưu tầm củ Bố Cu Hưng

Share on Google Plus

About Chinhnd

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

2 nhận xét :

  1. cu danh nhau mot tran cho dan suong cai da. suot ngay bi no danh dan minh ma ko lam gi dc, tuc qua di mat

    ReplyDelete


♦ Mời bạn gửi Nhận xét của mình. Bạn có thể nhận xét bằng cách chọnComment asTên/URL hay Ẩn danh. Tuy nhiên bạn nên chọn Tên/URL với URL có thể để trống. Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

♦ Bấm vào Đăng ký qua email [Subscribe by email] để đăng ký theo dõi nhận xét của bài này.

♦ Các bạn tự chịu trách nhiệm với Nhận xét của mình. Nhận xét của bạn cho biết Bạn là ai? Là người như thế nào?.