Trong những năm 1990, các trường đại học Canađa vốn phát triển thuận lợi từ thời kỳ hậu chiến đã vấp phải khó khăn lớn bất ngờ: kinh phí đào tạo bị thu hẹp nhiều (tới 30%). Ba vấn đề chính nổi lên là: thế nào là trường đại học? Có những cách gì để thoát khỏi cuộc khủng hoảng về tài chính hiện nay? Trong tương lai, trường đại học ở Canađa sẽ như thế nào?
Ngài Bet Stephenson, cựu Bộ trưởng các trường đại học và cao đẳng tỉnh Ontario, đã nói một cách hình ảnh là các trường đại học đang "cố sức giải quyết những vấn đề của thế kỷ 21 bằng nền triết học của thế kỷ 16 và tổ chức bên trong của thế kỷ 18. Nếu muốn đạt được kết quả, thì các trường đó phải gộp tất cả các thế kỷ nói trên làm một".
Người ta có thể lấy bằng đại học ở các trường cao đẳng, các viện kỹ thuật và nhân văn. Một số trường cao đẳng cùng phối hợp với các trường đại học hoặc không cần có sự phối hợp đó đã có quyền cấp các học vị. Đó là điều mà trước đây chỉ có các trường đại học mới có được, các trường cao đẳng được nằm gần nơi sinh sống của những người học nên gọn nhẹ hơn hướng trực tiếp vào việc thỏa mãn các nhu cầu của địa phương, và điều đặc biệt quan trọng trong thời kỳ đấu tranh với sự thiếu hụt ngân sách là học phí ở đây ít hơn ở các trường đại học khoảng hai lần. Vì thế mà ngay cả các sinh viên có khả năng cũng thích học 1 - 2 năm ở trường cao đẳng của địa phương mình rồi sau đó nếu quyết định học tiếp họ sẽ học ở trường đại học ở một thành phố lớn.
Một số trường đại học ở Canađa và Mỹ đã tiến hành nhiều cấp học cơ sở theo hệ thống Internet. Trường đại học Simon Fraver hiện đang thực hiện chương trình nghiên cứu quốc gia về việc sử dụng các hình thức hiện đại nhất của công nghệ viễn thông hay việc tổ chức quá trình giảng dạy.
Việc tăng học phí đã gây ra sự nghi ngờ đối với cả ý tưởng bền vững: mỗi công dân đều có thể được giáo dục đại học ở Canađa. Điều này lại tác động trực tiếp với những giá trị cơ bản của lối sống Canađa - nguyên tắc bình đẳng ở mọi khả năng, công bằng và sự cần thiết của việc tìm kiếm thế quân bình đúng đắn giữa các quyền lợi cá nhân và các yêu cầu xã hội. Ơở Canađa, nhiều người đã quan niệm một cách có cơ sở rằng, chính việc nâng cao giáo dục trong nhân dân đã cho phép sự phát triển ổn định của tầng lớp trung gian vào thời kỳ hậu chiến, sự phân phối tương đối đồng đều của cải xã hội giữa các công dân cũng như là sự cải thiện nền kinh tế quốc dân phù hợp với các yêu cầu hiện nay của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật.
Rõ ràng là kỷ nguyên mà nhà nước cung cấp các nguồn kinh phí dồi dào cho các trường đại học sắp kết thúc.
Trong năm năm 1990, các trường đại học đã gặp phải tình trạng hoàn toàn mới: trợ cấp của nhà nước giảm, số giáo sư và cán bộ giảng dạy giảm, nhưng số sinh viên vẫn tăng và yêu cầu về chất lượng đào tạo tăng lên.
Tất cả các trường đại học ở Canađa đã hợp tác với các trường ở ngoài nước với hy vọng làm tăng vị thế của mình trong cuộc cạnh tranh ở trong nước.
Vậy thì cái gì đang chờ đợi các trường đại học Canađa ở phía trước? Tất nhiên, cũng như mọi cơ quan khác, chúng cần thay đổi cơ cấu, nhưng sự thay đổi lại diễn ra ở mỗi trường một khác. Có lẽ chỉ có một điều còn nghi ngờ: chức năng giáo dục của các trường đại học.
Đồng thời, các mô hình cũ đang dần dần nhường chỗ cho các mô hình mới. Các trường coi trọng các sinh viên tốt nghiệp, coi họ như là kênh quan trọng của việc thu nhận kinh phí. Theo các số liệu của tạp chí "Maclean's" ở các trường đại học tốt nhất nước như Carleton, Toronto, Macgillis, Queen's, Dalhousie... trong vòng 5 năm lại đây, có từ 20 đến 30% hoặc nhiều hơn số sinh viên tốt nghiệp đã giúp đỡ nhà trường về tài chính và vật chất. Trường đại học Toronto đã quyên được những món tiền lớn của các cá nhân như số tiền 10 triệu đô la cho việc thực hiện các công trình nghiên cứu về sinh vật và y học, hoặc việc chuyển cả một thái ấp ở gần Toronto có diện tích 350 hecta, trị giá 16 triệu đô la dùng làm cơ sở thí nghiệm để thực hiện những cuộc nghiên cứu về sinh thái học và các bài học thực hành trong lĩnh vực lâm nghiệp. Những số tiền quyên góp khác tuy không lớn như vậy, nhưng nếu chú ý tới số sinh viên tốt nghiệp ở trường đại học Toronto khoảng 280 nghìn và họ hiện đang làm việc ở nhiều nước trên thế giới, thì số tiền quyên được có thể sẽ rất lớn. Dù sao chăng nữa, chỉ riêng trong cái được gọi là "giới thống soái" của trường đại học đó đã có 200 người, mà ở đó chỉ thu nhận những người năm ngoái đã ủng hộ nhà trường không dưới 5 nghìn đô la.
Nhiều nhà tương lai học đã thống nhất ý kiến cho rằng người sinh viên của thế kỷ 21 sẽ khác với người sinh viên của chúng ta hiện nay. Có lẽ, anh ta sẽ nhiều tuổi hơn phần lớn những sinh viên vào đại học ngay sau khi tốt nghiệp phổ thông. Không loại trừ trường hợp anh ta đã có gia đình riêng. Do đó, anh ta phải làm việc và không thể sống trong các thành phố nhỏ của sinh viên. Anh ta sẽ phải đóng học phí cao hơn, nhưng sẽ có khả năng nhiều hơn trong việc chọn các lớp, các chương trình phù hợp với các yêu cầu cá nhân của mình. Số sinh viên học buổi tối và học hàm thụ tăng lên và xuất hiện các lớp học điện tử. Sinh viên sẽ có nhiều khả năng để hòa nhập với cuộc sống của nhà trường cả về hai mặt xã hội và hàn lâm.
Ngay cả các trường đại học cũng sẽ thay đổi. Nhiều trường từ chỗ là các tổ chức độc lập sẽ trở thành các thành viên của các Côngxoocxium đại học và sử dụng máy điện toán để trao đổi các bài giảng của các giáo sư chính, trao đổi các ý tưởng và trao đổi sinh viên. Các trường đại học sẽ cởi mở hơn và gắn chặt với xã hội hơn. Các trường đại học phải tỏ rõ tác dụng của mình trong xã hội nói chung và trong địa phương mình nói riêng. Và tất nhiên các trường đại học sẽ phải quan tâm tới cuộc sống của các sinh viên đã tốt nghiệp.
Đã qua rồi các thời kỳ một sinh viên tốt nghiệp tìm được việc làm ngay và ổn định suốt đời. Các nhà tương lai học đã dự đoán là trong tương lai, con người sẽ ngày càng thay đổi chỗ làm việc và định hướng nghề nghiệp. Sau 10 năm nữa, có non một nửa chỗ làm việc sẽ được ổn định và làm việc cả ngày. Ngày càng có nhiều người làm thuê không phải chỉ cho một, mà là vài ba chủ và sẽ làm việc ở nhà mình. Và một nửa số người hiện nay đang làm việc sẽ bị đào thải do việc giảm biên chế. Sẽ xuất hiện một đường thủy phân: "Con người và cũng có nghĩa là cả các trường đại học phải chuẩn bị cho cái điều mà hiện nay mới chỉ cảm thấy lờ mờ".
Cần tư vấn Du học Mỹ, tư vấn visa du học Mỹ liên hệ :
Địa chỉ: lầu 8, tòa nhà Báo Phụ Nữ, 311 Điện Biên Phủ, P4, Q3, Tp.HCM
Tel: 08.73009301 – Hotline : 08.22030229
YM: edu.sinhviendaily
0 nhận xét :
Post a Comment
♦ Mời bạn gửi Nhận xét của mình. Bạn có thể nhận xét bằng cách chọnComment as là Tên/URL hay Ẩn danh. Tuy nhiên bạn nên chọn Tên/URL với URL có thể để trống. Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
♦ Bấm vào Đăng ký qua email [Subscribe by email] để đăng ký theo dõi nhận xét của bài này.
♦ Các bạn tự chịu trách nhiệm với Nhận xét của mình. Nhận xét của bạn cho biết Bạn là ai? Là người như thế nào?.