Hot News
Loading...

Xin gia hạn giấy phép du học trước khi về VN?


Con gái tôi đang theo học trung học từ tháng 12-2003 tại Canada. Visa của con tôi được Sở Di trú Canada gia hạn đến 30-10-2006. Nay con tôi muốn về Việt Nam thăm gia đình, nhưng chưa làm gia hạn visa kịp bên Sở Di trú Canada. Tôi cũng đã đóng tiền học cho trường năm học 2006-2007 và đã nhận giấy nhập học. Vậy khi về Việt Nam rồi đến Lãnh sự quán Canada gia hạn vissa có gì khó khăn không? Thủ tục xin gia hạn visa cần có những gì?

Trả lời:
Việc đi học tại Canada có hai loại giấy tờ cụ thể sau: visa (thị thực) là giấy được cấp để đi đến Canada do Lãnh sự quán Canada cấp tại đất nước du học sinh xin thị thực, Study Permit (giấy phép du học) là giấy do Sở Di trú cấp cho du học sinh ngay tại cửa khẩu của Canada khi du học sinh lần đầu tiên đến Canada.
Nếu du học sinh đang học tại Canada muốn về Việt Nam thì phải gia hạn Study Permit (SP) trước khi về Việt Nam, SP bắt buộc phải còn hạn ít nhất là 6 tháng trước khi quay lại Canada, khi ấy du học sinh chỉ cần xin một visa mới để vào Canada.
Các thủ tục như sau: lệ phí visa; đơn xin thị thực nhập cảnh du lịch; hộ chiếu; 2 hình 4x6; khai sinh; hộ khẩu; CMND; tất cả bảng điểm, bằng cấp trong thời gian học tại Canada; Study Permit (còn hạn ít nhất là 6 tháng kể từ ngày định quay lại Canada); thư xác nhận của trường cho biết học sinh đã đăng ký khóa học mới.
Nếu cả SP và visa hết hạn, du học sinh quay về lại Việt Nam phải làm hồ sơ lại như lần đầu tiên xin đi học tại Canada (bao gồm cả hồ sơ chứng minh tài chính).


Cần tư vấn Du học Canada, tư vấn visa du học Canada liên hệ :
Địa chỉ: lầu 8, tòa nhà Báo Phụ Nữ, 311 Điện Biên Phủ, P4, Q3, Tp.HCM
Tel: 08.73009301 – Hotline : 08.22030229
YM: edu.sinhviendaily
Share on Google Plus

About Dimensions International college

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét :

Post a Comment


♦ Mời bạn gửi Nhận xét của mình. Bạn có thể nhận xét bằng cách chọnComment asTên/URL hay Ẩn danh. Tuy nhiên bạn nên chọn Tên/URL với URL có thể để trống. Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

♦ Bấm vào Đăng ký qua email [Subscribe by email] để đăng ký theo dõi nhận xét của bài này.

♦ Các bạn tự chịu trách nhiệm với Nhận xét của mình. Nhận xét của bạn cho biết Bạn là ai? Là người như thế nào?.