Hot News
Loading...

TQ thả toàn bộ ngư dân và tàu cá Việt Nam

Ngày 11/8, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Dũng cho biết, Trung Quốc đã thả tàu cá và toàn bộ ngư dân Việt Nam bị họ tạm giữ.

“Ngày 11/8, cơ quan hữu quan của Trung Quốc thông báo cho Đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh là: phía Trung Quốc đã thả tàu cá QNg 95031 và toàn bộ ngư dân Việt Nam, bao gồm cả 12 ngư dân của 2 tàu cá Quảng Ngãi mà họ đã tạm giữ trước đó”, ông Lê Dũng cho biết. “Dự kiến tàu cá QNg 95031 và số ngư dân nói trên sẽ trở về trong một vài ngày tới”.

Ông cũng thêm rằng các cơ quan chức năng của Việt Nam đang tiếp tục làm việc với phía Trung Quốc để giải quyết các vấn đề còn tồn tại.

Tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi ra khơi ngày 24/7. Ảnh: Trí Nguyễn.

Ngày 1/8, tàu cá QNg 95031 của ông Nguyễn Tấn Lự cùng 12 ngư dân, ở huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi đã bị Trung Quốc bắt giữ khi đang tránh áp thấp nhiệt đới tại đảo Linh Côn thuộc quần đảo Hoàng Sa.

Trước đó, ngày 21/6, 3 tàu cá gồm 37 ngư dân tỉnh Quảng Ngãi đã bị lực lượng tuần tra Trung Quốc đã bắt giữ và đòi 210.000 nhân dân tệ tiền chuộc khi đang hành nghề trên vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Ngay lập tức, Bộ Ngoại giaoViệt Nam đã gửi công hàm cho Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội yêu cầu phía Trung Quốc thả ngay ngư dân và các tàu cá nói trên. Đến ngày 25/6, hai tàu cá cùng 25 ngư dân được trả về. Tuy nhiên, 12 người cùng 1 tàu cá còn lại vẫn bị phía Trung Quốc tạm giữ và đòi tiền chuộc.

Trong suốt hơn một tháng sau đó, Bộ Ngoại giao và các cơ quan hữu quan của Việt Nam đã liên tục có những động thái kiên quyết đòi thả vô điều kiện những ngư dân này.

Kênh ngoại giao
Theo lịch trình, trong tháng Tám tại Đà Nẵng sẽ diễn ra cuộc họp trù bị của Ủy ban Liên hiệp Nghề cá Việt – Trung lần thứ Sáu.

Ông Chu Tiến Vĩnh, Cục trưởng cục Khai thác và bảo vệ nguồn thủy sản Việt Nam cũng là chủ tịch Ủy Ban Liên Hiệp nghề cá Việt Trung, đã cảnh báo sẽ bỏ họp nếu Trung Quốc không thả ngư dân Việt Nam.
Trung Quốc chính thức cấm đánh bắt cá tại Biển Đông từ 16/05 tới 01/08 năm nay và đã điều tám tàu tuần tra để theo dõi giám sát khu vực rộng 128.000 km2 tại đây.
Diễn biến này được giới quan sát nhận định là sự khẳng định cứng rắn của Trung Quốc tại một vùng biển còn đang tranh chấp.
Sau một thời gian im lặng thì những ngày gần đây Việt Nam đã đẩy mạnh nỗ lực ngoại giao, đơn cử qua công hàm hôm 03/08 gửi Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội yêu cầu thả ngư dân.
Việc Trung Quốc cấm đánh cá ở Biển Đông, cùng phản ứng của Việt Nam, vừa liên quan tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, nhưng cũng được nhiều người lồng vào câu hỏi về vị trí thực sự của Việt Nam trong mối quan hệ với Trung Quốc.
Ở trong nước cũng xuất hiện một nguồn dư luận yêu cầu ban lãnh đạo hiện nay phải lên tiếng mạnh hơn trước điều mà họ xem là "sức ép" của Trung Quốc đối với chủ quyền lãnh thổ.
Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, cựu đại sứ Việt Nam ở Bắc Kinh từ 1974 tới 1989, gần đây gửi thư cho Bộ Chính trị, nói "hữu nghị cũng phải đấu tranh thích hợp để bảo vệ lợi ích chính đáng của Tổ Quốc."
Mới nhất, hồi tháng Bảy, một nhóm hàng chục nhà cách mạng lão thành và cựu chiến binh cũng gửi tâm thư cho Bộ Chính trị yêu cầu "đặt lên bàn nghị sự tất cả những vấn đề về thực trạng trong tổ chức Đảng và mối quan hệ quốc tế, nhất là Việt Nam – Trung Quốc".

.theo VNE/BBC Việt ngữ

Share on Google Plus

About HotNews

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét :

Post a Comment


♦ Mời bạn gửi Nhận xét của mình. Bạn có thể nhận xét bằng cách chọnComment asTên/URL hay Ẩn danh. Tuy nhiên bạn nên chọn Tên/URL với URL có thể để trống. Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

♦ Bấm vào Đăng ký qua email [Subscribe by email] để đăng ký theo dõi nhận xét của bài này.

♦ Các bạn tự chịu trách nhiệm với Nhận xét của mình. Nhận xét của bạn cho biết Bạn là ai? Là người như thế nào?.