Mỗi ngày, nhà số 114, ngõ 35, Cát Linh, Hà Nội (người đi chợ vẫn quen gọi là số nhà 79 - đường vòng quanh hồ Hào
Cuộc sống quanh ta:
>> Những điều phụ nữ cần biết về sex
>> Huyền thoại nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt
>> Ô hay. Thân phận chân dài !
2.000 đồng cho một lần đi qua nhà
Với số tiền 2.000 đồng thay vì phải đi xa tới 4km từ Hào Nam qua Vũ Thạch, Giảng Võ mới tới Cát Linh và ngược lại, thì nay chỉ phải đi khoảng 200m, khách có thể đi thẳng từ Cát Linh đến Hào Nam và ngược lại. Theo anh Nguyễn Tiến Hưng thời gian đầu tiên là làm phúc cho mọi người đi qua để giãn tắc đường. Nhưng đi được lần đầu tiên khách lại xin đi lần thứ hai, lần thứ ba... Có người đi nhờ nhiều ngại nên mỗi lần đi qua đều thả 1.000 - 2.000 đồng xuống chiếc bàn bán hàng nước của gia đình. Có người thì đề nghị anh thu tiền. Từ đó, dịch vụ đi qua nhà xuất hiện.
Anh Hưng đang thu tiền khách đi qua nhà |
Cửa hậu có ghi xe đi qua nhà phí 2.000 đồng. |
Ngày nào cũng vậy, cứ vào lúc 11 giờ trưa và sau 5 giờ chiều nhà anh Hưng lại trở thành “đường giao thông” cho cả đoàn người lũ lượt kéo nhau đi qua, đi lại trong nhà. Ông Nguyễn Minh Tiến, vị khách quen của gia đình khi được hỏi đã hồ hởi nói: “Tôi ở Hào Nam làm việc ở Cát Linh, ngày nào cũng ít nhất là hai lần tôi đi qua nhà anh Hưng. Vì lúc đi làm và lúc tan tầm phố Vũ Thạnh đều bị tắc đường và phải chờ rất lâu mới đi hết được con đường này. Thay vì phải đi xa, mất thời gian lại tốn tiền xăng tôi chỉ mất 2.000 đồng. Ngày đầu tiên đi qua nhà tôi và mấy người cùng đều bỡ ngỡ nhưng khi qua được bên kia thì thích quá cười sằng sặc vì khoái trá”.
Chị Trần Thị Minh Yến (vợ anh Hưng) cho biết: “Dù quy định giá xe máy đi qua nhà là 2.000 đồng và xe đạp là 1.000 đồng nhưng không phải ai chúng tôi cũng thu tiền. Ngày nào cũng có đến gần nửa số học sinh của hai trường tiểu học và Trung học cơ sở Cát Linh đi qua nhà. Những lúc tan học các cháu ồ ạt đi qua không tránh khỏi sự chen chúc, va quệt vào tường, cánh cửa xây xước. Nhưng với học sinh và ông bà già nhà tôi không thu tiền”.
Những phiền toái không ngờ
Khi quyết định mở dịch vụ này, gia đình anh Hưng không thể ngờ lại có quá nhiều phiền toái đến với gia đình. Chủ trương của gia đình anh Hưng là chỉ mở cửa hậu sau 5 giờ chiều để giải thoát chuyện tắc đường nhưng khách qua đường đều không để tâm đến quy định này. Bất kể lúc nào có nhu cầu đi sang Cát Linh là khách lại đập cửa phía sau nhà kêu ầm ầm.
Bà Vũ Thị Mỹ 84 tuổi (mẹ anh Hưng) phàn nàn: “Khách đập cửa nhà tôi bất kỳ lúc nào, sáng chưa tỉnh dậy, trưa cả nhà đang yên giấc hay đã qua 9 giờ tối cứ muốn đi sang Cát Linh hay đến Hào
Mở dịch vụ này là bần cùng bất đắc dĩ. Vì không phải vị khách nào cũng tôn trọng chủ nhà xuống xe dắt qua mà nhiều người nhất là thanh niên thường phóng xe từ đường vào nhà. Thậm chí đến giữa nhà còn rồ ga, khói mù mịt khắp nhà. Ô nhiễm môi trường và tiếng ồn nhiều lúc tôi phát ốm. Hôm nhà tôi có bác ở quê lên, chỉ đứng một lúc dưới quán nước chè mà bác ấy đã kêu không chịu nổi vì khói xăng đen kín nhà”.
Học sinh đi qua không thu tiền. |
Ngừng một lát như để lấy hơi bà Mỹ lại tiếp lời: “Ngày nắng thì cát bụi đầy nhà, ngày mưa thì lầy lội. Có những hôm trời mưa, bùn đất đầy nhà. 10h đêm rồi nhưng cả nhà tôi phải lấy xẻng, hót rác xúc bùn đất ra ngoài rồi đổ nước lau rửa nhà cửa. Tôi chỉ mong họ sửa mau con mương để nhà tôi lại được yên ổn như xưa. Với mức giá 2.000 đồng/người nhưng có đến quá nửa người qua lại không thu tiền thì tiền ít mà phiền lại quá nhiều”.
Với chị Yến thì chị sợ nhất là khách gọi cửa hậu lúc đêm tối vì không thể biết vị khách đó là ai. Mở cửa vào thời điểm này rất nguy hiểm nhưng không mở thì không được. Họ đập cửa ầm ầm ở bên ngoài ngồi trong nhà bố mẹ chị không chịu được. Chưa kể khách qua lại không tránh khỏi bị va quệt làm xây xước tường, hỏng cầu thang và tróc cả cửa gỗ. Có vị khách quen ngày nào đi qua cũng dặn không được đóng cửa sớm. Nếu đóng cửa sớm còn bị khách mắng.
Những chuyện cười không hết
Từ ngày mở dịch vụ đặc biệt này, nhà anh Hưng có thêm nhiều phiền toái nhưng cũng lắm niềm vui. Vào giờ mở cửa hậu nhìn dòng người cứ lũ lượt qua lại trong nhà trông đến vui mắt. Trong tâm trí, chị Yến cứ nhớ mãi hình ảnh một cụ già cắp cái túi khá to đi qua nhà. Đi đến giữa nhà cụ quay lại hỏi chị: “Đây có phải đường đi sang Hào
Cũng tương tự như cụ già là chuyện hai mẹ con phía sau nhà, ngày nào cũng bế nhau đi chợ qua nhà. Nhưng lần nào đi đến giữa nhà cháu bé cũng quặp chặt chân vào người mẹ, la hét không cho đi nữa. Nên lần nào muốn cho bé đi qua mà không sợ sệt, một người trong gia đình anh Hưng lại phải đứng dậy làm trò cho cháu bé cười để mẹ bé có thể bế qua. Tất nhiên, gia đình anh chị không hề thu phí những trường hợp như vậy.
Chị chủ nhà vẫn tươi cười khi khách tấp nập đi qua. |
Có hôm thì cả đoàn khoảng 10 người lần lượt kéo nhau qua nhà, không chào hỏi ai cũng chẳng nói gì đến chuyện trả tiền. Khi bà Mỹ hỏi các bà, các bác đi đâu thế thì họ thản nhiên trả lời: “Chúng tôi đi qua nhà” rồi cứ thế đi sang phía bên kia.
Tiễn chúng tôi ra về, bà Mỹ đưa ra tận cổng nói với theo: “Tôi phiền lòng lắm rồi. Các cô viết báo nhiều người đi qua tuyến đường này biết được, nhà tôi lại chật thêm. Chỉ viết bài ngăn ngắn, đăng ở góc khuất thôi các cô nhé”. Mong rằng từ nay cho đến khi con mương được sửa xong, những vị khách đi qua nhà bà tôn trọng chủ nhà hơn.
Có đường qua nhà tôi yên tâm hơn về sự an toàn của con “Có đường đi qua nhà vợ chồng tôi yên tâm hơn về sự an toàn của con. Nhà tôi có hai đứa con học ở trường THCS Cát Linh nên ngày nào các cháu cũng đi qua đó, vừa không bị tắc đường lại không phải ra đường lớn rất mất an toàn. Đi qua nhà vừa an toàn lại gần nhà nhưng ngại nhất là nhà bác Hưng không lấy tiền”. Chị Trần Thị Yến (Phố Vũ Thạnh, phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa). |
phattrien@so [theo Gia đình và Xã hội]
Dịch vụ hay và duy nhất chỉ có ở HN thì phải. Công nhân dân ta lắm sáng kiến bất hủ thật.
ReplyDelete